Diễn đàn Tin học - Trường THPT Tháp Chàm
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

LỖI TRONG TURBO PASCAL

Go down

LỖI TRONG TURBO PASCAL Empty LỖI TRONG TURBO PASCAL

Bài gửi  linhtv 17/10/2009, 5:49 pm

1. Lỗi cú pháp là những lỗi phát sinh do lập trình viên viết sai những quy định về văn phạm của hệ thống hoặc ngôn ngữ. Thí dụ các lỗi sau đây là những lỗi cú pháp: (a + b * 2: thiếu dấu đóng ngoặc BEGIM: định viết BEGIN, sai N
2. Xử lý lỗi. Lỗi cú pháp được phát hiện trong quá trình dịch. Turbo Pascal 5.0 báo lỗi cú pháp theo nguyên tắc "Mỗi lần chỉ báo một lỗi". Nếu gặp lỗi ta cần trở về chế độ soạn thảo, tìm vị trí xuất hiện lỗi, sửa lại lỗi đó rồi dịch lại chương trình. Sau khi báo lỗi, Turbo Pascal sẽ chờ ta bấm phím ESC để trở về chế độ soạn thảo. Con trỏ của màn hình soạn thảo sẽ đặt ở cạnh vị trí xuất hiện lỗi, thông thường quá đi 1 ký tự.

3. Các thông báo lỗi thường gặp và gợi ý khắc phục.

Lỗi 1. Out of memory: vượt ra ngoài miền nhớ. Chương trình dịch thiếu miền nhớ. Vài gợi ý khắc phục:
a. Nếu mục COMPILE/DESTINATION (nơi đặt chương trình đích tức là chương trình đã được dịch ghi trong tệp cùng tên với chương trình nguồn nhưng có phần mở rộng là .EXE) đang đặt là MEMORY hãy đổi thành DISK bằng cách bấm phím ENTER (còn gọi là phím RETURN).
b. Nếu mục OPTIONS/COMPILER/LINK đang đặt là MEMORY hãy đổi thành DISK bằng cách bấm phím ENTER.
c. Bỏ các chương trình thường trú, chẳng hạn SIDKICK, NC v.v.
d. Thử ra khỏi TURBO.EXE, dịch lại chương trình của bạn với lệnh TCP như sau: TCP Chương trình dịch TCP này chiếm ít miền nhớ hơn. Nếu cả 4 biện pháp nói trên đều không mang lại kết quả tức là chương trình của bạn qúa lớn. Hãy chia nó thành các đơn thể nhỏ hơn.

Lỗi 2. Identifier expected: mong gặp định danh.

Lỗi 3. Unknown identifier: định danh chưa được khai báo. Hãy khai báo định danh này ở đầu thủ tục hoặc chương trình.

Lỗi 4. Duplicate identifier: định danh được khai báo 2 lần trở lên.

Lỗi 5. Syntax error: Lỗi cú pháp. Gặp một ký tự sai hoặc viết sai một hằng.

Lỗi 6. Error in real constant: Viết sai hằng thực.

Lỗi 7. Error in integer constant: Viết sai hằng nguyên. Chú ý rằng khai báo CONST c = 1234 sẽ cho ta một hằng c kiểu nguyên. Muốn có một hằng kiểu thực, ta viết CONST c = 1234.0. Những hằng có giá trị nằm ngoài khoảng -2147483648..2147483647 cần được khai báo theo kiểu thực, thí dụ: CONST c = 12345678912.0;

Lỗi 8. String constant exceeds line: giá trị của xâu ký tự quả dài, xem lại có thiếu dấu đóng/mở (dấu nháy đơn) hằng văn bản không?

Lỗi 9. Too many nested files: quá nhiều tệp lồng nhau.Chương trình dịch cho phép lồng nhau không quá 5 tệp. Lỗi 10. Unexpected end of file: Cần gặp dấu kết tệp.

Lỗi 10. có thể xuất hiện trong các trường hợp sau: - Trong trương trình các cặp BIGIN và END không cân đối. - Tệp khác được gọi lồng tại một vị trí không hợp lệ. - Chú thích chưa được đóng bằng dấu } hoặc * ).

Lỗi 11. Line too long: Dòng dài quá Bộ soạn thảo cho phép phát sinh các dòng dài tối đa 249 ký tự trong khi khi chương trình dịch chỉ làm việc với các dòng dài tối đa 126 ký tự. Lời khuyên: Không nên viết các dòng dài quá 60 ký tự.

Lỗi 12. Type identifier expected: Cần có định danh kiểu

Lỗi 13. Too many open files Có thể mở tối đa 20 tệp. Muốn vậy trong tệp CONFIG. SYS cần có dòng khai báo FILES = 20 Lời khuyên: Nên mở chừng 15 tệp là vừa nếu có nhu cầu. Hãy đưa dòng sau đây: FILES = 15 vào tệp CONFIG.SYS. Khởi động lại máy rồi gọi lại TP.

Lỗi 14. Invalid file name: Sai tên tệp. Tên tệp được đặt theo quy định của DOS.

Lỗi 15. File not found: Không tìm thấy tên trong thư mục. Trong một số trường hợp TP cần có các tệp phụ trợ, thí dụ EGAVGA. BGI cho màn hình trong chế độ đồ thị. Bạn cần đặt những tệp này vào thư mục hiện hành hoặc chỉ rõ đường dẫn để truy nhập tới chúng.

Lỗi 16. Disk full: đĩa đầy hết chỗ ghi. Hãy xoá đi một số tệp không cần dùng nữa hoặc dùng đĩa mềm mới (cho ổ A, B).

Lỗi 17 Invalid compiler directive: Đặt sai chế độ dịch Lời khuyên: Không nên lạm dụng chế độ dịch. Các chế độ ngầm định là đủ cho bạn. Hãn hữu hãy đặt tạm thời một chế độ dịch, sau đó hãy trả lại trạng thái cũ cho nó. Thí dụ, mẫu sau đây thường dùng để kiểm tra sự tồn tại của một assign (f, fname); { $ I - } reset (f); { $ I + ) IF IORESULT = 0 THEN { tệp tồn tại )... ELSE {tệp không tồn tại}... Trong đó f là biến tệp, fname là xâu chứa tên tệp.

Lỗi 18. Too many files: Quá nhiều tệp. Chương trình đòi hỏi quá nhiều tệp. Sự đòi hỏi thái quá này có thể phát sinh ra các nguyên nhân sau: - Đặt nhiều chế độ khiến chương trình dịch phải mở nhiều tệp. - Các module gọi móc nối, liên hoàn, mỗi module lại đòi hỏi một số tệp. Lời khuyên: Ngay từ đầu hãy chọn cấu trình tối thiểu cho chương trình . Cần có một danh sách các kiểu, biến và các tệp tổng thể mà chương trình gọi tới.

Lỗi 19. Undefined type in pointer definition: Kiểu chưa định nghĩa khi định nghĩa con trỏ. Thí dụ, khai báo var P: ^ptype; Nếu trước đó ta chưa định nghĩa kiểu ptype thì sẽ sinh lỗi 19.

Lỗi 20. Variable identifier expected: Cần một định danh cho biến Thí dụ FOR = 4 TO 20 DO sẽ sinh lỗi 20.

Lỗi 21. Error in type: Lỗi về kiểu. Thí dụ, TYPE * = 3 .. 7

Lỗi 22. Structure too large: Kiểu cấu trúc có kích thước quá lớn. Cỡ tối đa của cấu trúc trong TP là 65520 byts

Lỗi 23. Set base type of range: Kiểu tập cơ sở vượt quá giới hạn. Giới hạn của kiểu đoạn dùng làm tập cơ sở là 0 ... 255, giới hạn của kiểu liệt kê dùng làm tập cơ sở là 256 phần tử. Thí dụ khai báo sau đây sẽ sinh lỗi 23: Var S: set of -8 .. 300;

Lỗi 24. File components may not be files: Thành phần của tệp khôngthể là tệp. Thí dụ, khai báo TYPE FTEXT = FILE OF TEXT; Lỗi 24 vì TEXT là kiểu tệp văn bản cho nên FTEXT sẽ là kiểu tệp của tệp.

Lỗi 25. Invalid string length: Chiều dài xâu không hợp lệ. Chiều dài hợp lệ nằm trong khoảng 0 .. 255. Lời khuyên: Trong TP mỗi xâu x dùng phần tử x [0] chứa chiều dài của x. Không nên thay đổi tuỳ tiện giá trị của x[0]. Đoạn trình sau đây dù có lợi cho bạn cũng không bao giờ nên lạm dụng. ( *Lấy 3 ký tự đầu của xâu x *) VAR x: string; BEGIN X: = 'abcdef'; x[0]:= chr(3); writeln (x); readel; END.

Lỗi 26. TYPE mismatch: Kiểu không tương thích. các nguyên nhân sinh lỗi có thể là: - Biểu thức được gán cho biến không đúng kiểu. Thí dụ VAR x: char; BEGIN x: = 127 * 8 END. - Truyền tham trị cụ thể không đúng kiểu khi gọi thủ tục và hàm. Thí dụ FUNCTION F ( x: integer ): string; BEGIN Writeln (F ('ERROR')) ( * sinh lỗi 26 *) END. - Sử dụng chỉ cần mạng sai kiểu4 - Dùng toán hạng không đúng kiểu trong biểu thức. Thí dụ: x: = 5 + chr ©️;

Lỗi 27 .Invalid subrange base type: Kiểu cơ sở cho kiểu đoạn không hợp lệ. Chỉ được dùng các biểu thức bậc hàm kiểu cơ sở.

Lỗi 28. Lower boundgreater than upper bound: Giới hạn dưới lớn hơn giới hạn trên. Thí dụ a; ARRAY [5.. -5] of ...

Lỗi 29. Ordinal type expected: Cần một kiểu thứ bậc. Trong trường hợp này không được dùng các kiểu Real, string, Record, PROCEDURE hoặc pointer.

Lỗi 30. Integer constant expected: Cần một hằng nguyên

Lỗi 31. Constant expected: Cần một hằng

Lỗi 32. Integer or rcal constant expected: Cần một hằng nguyên hoặc thực

Lỗi 33. Type identifier expected: Cần một định danh kiểu

Lỗi 34. Invalid function resunt type: Kiểu kết quả của hàm không hợp lệ. Hàm chỉ cho kết quả về thuộc kiểu đơn, string và pointer. Trường hợp sau đây sẽ là lỗi: TYPE Phân số = RECORD Tử: integer; Mẫu: Integr END; FUNCTION Rút gọn ( x: phân số): phân số;

Lỗi 35. Label identifier expected: Cần chọn nhãn Lời khuyên: Tốt nhất là nên tránh dùng toán tử GOTO và do đó bạn không phải dùng đến nhãn.

Lỗi 36. BEGIN expected: Thiếu BEGIN

Lỗi 37. END expected: Thiếu END

Lỗi 38. Integer expression expexted: Cần biểu thức nguyên

Lỗi 39. Ordinal expression expected: Cần biểu thức thứ bậc

Lỗi 40. Boolean expression expected: Cần biểu thức kiểu BOOLEAN

Lỗi 41. Operand types do not match operator: Kiểu toán hạng không phù hợp với toán tử

Lỗi 42. Error in expression: Biểu thức sai. Thường gặp trường hợp sử dụng ký tự lạ hoặc quên viết dấu phép toán trong biểu thức.

Lỗi 43. Illegal assigment: Gans Gán không hợp lệ. Không được gán trị cho biến tệp hoặc biến không định kiểu. Không được gán trị cho định danh hàm ở ngoài thân của hàm đó.

Lỗi 44. Field identifier expected: Cần một định danh thường. Lỗi phát sinh khi sử dụng bản ghi (RECORD) không có trường hợp đi kèm.

Lỗi 45. Object file too large: Tệp đích quá lớn. TP không thể ghép các tệp kiểu OBJ lớn hơn 64 KB (1kilo byte = 1024 bytes)

Lỗi 46. Undsfined external: Chưa khai báo các hàm hoặc thủ tục ngoài. Các hàm hoặc thủ tục ngoài cần được khai báo ở mục PUBLIC trong các tệp OBJ hoặc trong các tệp hợp ngữ ASM. Trong chế độ { $ L ... } cần liệt kê đầy đủ tên các tệp OBJ.

Lỗi 47. Invalid object file record: Tệp OBJ không có cấu trúc chuẩn mực theo quy định của TP.

Lỗi 48. Code segment too large: Đoạn mã quá lớn. Các chương trình hợp thành phải có kích thước không quá 65520 bytes.

Lỗi 49. Data segment too large: Đoạn dữ liệu quá lớn.

Lỗi 50. Do expected: Thiếu Do trong các cấu trúc FOR hoặc WHILE hoặc WITH

Lỗi 51. Invalid PUBLIC definition: Khai báo sai trong mục PUBLIC

Lỗi 52. Invalid EXTRN definition: Quá nhiều khai báo EXTRN. TP không sử lý quá 256 khai báo EXTRN trong mỗi tệp OBJ.

Lỗi 54. OF expected:Thiếu OF trong TYPE, CASE, FILE, SET, ARRAY

Lỗi 55. INTERFACE expected: Thiếu mục INTERFACE

Lỗi 56. Invalid relocatable reference: Tham chiếu không hợp lệ

Lỗi 57. THEN expected:Thiếu THEN trong IF

Lỗi 58. TO or DOWN TO expected: Thiếu To hoặc DOWN TO trong FOR

Lỗi 59. Undefined forward: chưa khai báo trước.

Lỗi 60. Too many procedures: Quá nhiều thủ tục (hoặc hàm). TP cho phép tối đa 512 thủ tục (PROCEDURE) và hàm (FUNCTION) trong một module. Nếu có quá nhiều bạn cần tách chương trình thành hai hoặc nhiều module.

Lỗi 61. Invalid typecast: chuyển đổi kiểu không đúng

Lỗi 62. Division by zero: chưa có 0

Lỗi 63. Invalid file type: Kiểu tệp không đúng. Mỗi kiểu tệp làm việc với một số thủ tục dành riêng cho kiểu đó. Thí dụ tệp TEXT làm việc voéi thủ tục readln, tệp định kiểu làm việc với thủ tục seek. Nếu gọi thủ tục readln cho tệp định kiểu hoặc gọi thủ tục seek cho tệp text sẽ sinh lỗi 63.

Lỗi 64. Can not Read or write vaziables of this type: Không thể đọc hoặc ghi biến thuộc kiểu này. Lưu ý rằng - Read và Readln có thể đọc từ tệp vào các biến kiểu char, integer, real, Boolean hoặc string.

Lỗi 65. Pointer variable expected: Cần một biến con trỏ.

Lỗi 66. String variable expected: Cần một biến string.

Lỗi 67. String expression expected; Cần một biểu thức string.

Lỗi 68. Unit not found: Không tìm thấy đơn thể (Unit). Cần khai báo chúng trong mục USES và đặt đường dẫn trong mục OPTIONS của môi trường TP.

Lỗi 69. Unit name mismatch: Tên đơn thể không đúng.

Lỗi 70. Unit version mismatch: version đơn thể không phù hợp.

Lỗi 71. Duplicate Unit name: Tên đơn thể trùgn lặp.

Lỗi 72 Unit file format error: Tệp đơn thể (có đuôi TPU) không có dạng quy định.

Lỗi 73. Implementation expected: Thiếu phần IMPLEMENTATION trong đơn thể.

Lỗi 74. Constant and case types do not match: Kiểu hằng và kiểu biểu thức trong CASE không phù hợp với nhau.

Lỗi 75. Record variable expected: Cần một biến kiểu RECORD.

Lỗi 76. Constant out of range: Hằng vượt quá miền. Lỗi có thể gặp trong các tình huống sau: - Chỉ dẫn mảng vượt ra ngoài giới hạn của mảng - Gọi thủ tục và hàm với các tham trị cụ thể vượt ra ngoài giới hạn đã khai báo.

Lỗi 77. File variable expected: Cần biến tệp.

Lỗi 78. Pointer expression expected: Cần một biểu thức kiểu con trỏ.

Lỗi 79. Integer or Real expssion expected: Cần một biểu thức kiểu INTEGER hoặc REAL.

Lỗi 80. Labelnot within current block: Nhãn không có trong khối đang xét.

Lỗi 81. Label alrealy difined: Đã có nhãn.

Lỗi 82. Undefined label in processing statement part: Không thấy nhãn hiệu trong đoạn đã xử lý. Nhãn đã được khai báo, đã thấy toán tử GOTO có tham đối là nhãn đó nhưng không thấy nhãn trong đoạn văn bản. Mỗi nhãn cần xuất hiện ít nhất là 3 lần theo sơ đồ sau: LABEL L; (* 1 *) ... (* 2 *) L: FOR i:= TO ... ... GOTO L; (* 3 *) Nếu nhãn L không có mặt ở (* 2 *) sẽ sinh lỗi 82.

Lỗi 83. Invalid @ argument: Dùng các toán tử @ với toán hạng không hợp lệ. Toán hạng hợp lệ cho @ là các định danh của biến, thủ tục và hàm.

Lỗi 84. Unit expected: Cần có từ khoá UNIT.

Lỗi 85. ";" expected: Cần có dấu chấm phảy.

Lỗi 86. ": " expected: Cần có dấu hai chấm.

Lỗi 87. " , " expected: Cần có dấu phảy

Lỗi 88. " ( " expected: Cần có dấu mở ngoặc đơn Lỗi 89 " ) " expected: Cần có dấu đóng ngoặc đơn

Lỗi 89. " = " expected: Cần có dấu bằng.

Lỗi 91. ":= "expected: Cần dấu gán

Lỗi 92 " [ " or " (. " expected: Cần mở dấu ngoặc vuông khi khai báo hoặc chỉ định phần tử của mảng, tập.

Lỗi 93. " ] " or " .) " expected: Cần dấu đóng ngoặc vuông khi khai báo hoặc chỉ định phần tử của mảng hoặc tập.

Lỗi 94. " ." expected: Cần dấu chấm khi chỉ định một trường trong bản ghi

Lỗi 95 " .." expected: Cần dấu nhiều chấm khi liệt kê giới hạn mảng, tập.

Lỗi 96. Too many variables: Quá nhiều biến. Nguyên nhân xuất hiện lỗi có thể là: - Tổng kích trước của các biến toàn cục vượt quá 64 KB - Tổng kích thước của các biến cục bộ mô tả trong thủ tục hoặc hàm vựot quá 64 KB.

Lỗi 97. Invalid FOR control variable: Biến điều khiển trong toán tử FOR không đúng. Phải dùng biến kiểu liệt kê.

Lỗi 98. Integer variable expected: Cần biến nguyên.

Lỗi 99. Files are not allowed here: Không được dùng tệp ở đây. Hằng định kiểu không thể là tập.

Lỗi 100. String. length, mismatch: Chiều dài xâu không phù hợp với số lượng các phần tử của mảng ký tự.

Lỗi 101. Invalid ordering of gields: Trật tự các trường (trong bản ghi) không đúng.
Lỗi 102. String constant expected: Cần một hằng kiểu xâu.

Lỗi 103. Integer or real variable expected: Cần biến nguyên hoặc thực (biến số).

Lỗi 104. Ordinal variable expected: Cần biến (kiểu) thứ tự.

Lỗi 105. INLINE error: Lỗi khi sử dụng toán tử INLINE ( < ). Toán tử này không được dùng với các con trỏ tới biến. Các con trỏ loại này luôn luôn có kích thước bằng một từ.

Lỗi 106. Character expressionexpected: Cần biểu thức kiểu ký tự.

Lỗi 107. Too manyrebocation items: Quá nhiều phần tử động. Kích thước của bảng động cho tệp. EXE vượt quá 64 KB.

Lỗi 108. Not enough memory to run progam:Không đủ miền nhớ để thực hiện chương trình.

Lỗi 109. Can not find EXE file: Không tìm thấy tệp EXE.

Lỗi 110. Can not run a Unit: Không được phép thực hiện một modul. Modul là một thư viện các khai báo (biến, thủ tục, hàm) để ghép với các chương trình sử dụng chúng chứ không dùng để thực hiện độc lập.

Lỗi 111. Compilation abozted: Huỷ việc dịch (bằng lệnh ^ BREAK).

Lỗi 112. CASE constant out of range: Hằng của toán tửCASE không nằm trong giới hạn. -32768 dến 32767

Lỗi 113. Error in statement: Câu lệnh sai. Lỗi không sảy ra khi viết sai kí tự đầu tiên của câu lệnh.

Lỗi 114. Can not call an interrupt procedure: Không thể gọi thủ tục ngắt.

Lỗi 115. Must have an 8087 to compile this: Cần có bộ sử lý 8087 để dịch chương trình này nếu có khai báo chế độ dịch { $ N + }.hãy thử dùng tổ hợp { $ N +, E + }.

Lỗi 116. Must be in8087 mode compile this: Phải dùng chế độ 8087 để dịch chương trình này. Không được sử dụng các kiểu SINGLE, DOUBLE, EXTENDEN, và COMP trong chế độ { $ N - }.

Lỗi 117. Target address not found: Không tìm thấy địa chỉ đã cho.

Lỗi 118. Include files are not allwed here: Không được dùng tệp hồng ở đây.

Lỗi 119. TMP file format error: Lỗi khuân dạng tệp TMP. Tệp có đuôi đúng làTMP nhưng nội dung không đúng dạng đó.

Lỗi 120. NIL expected: Cần giá trị bằng NIL.

Lỗi 121. Invalid qualifier: Định dabnh không hợp lệ. Có thể do các nguyên nhân sau: - Viết một biến đơn có kèm chỉ dẫn như biến mảng. - Viết một biến đơn hoặc mảng theo trường như biến bản ghi. - Sử dụng biến không thuộc kiểu con trỏ như một biến con trỏ.

Lỗi 122. Invalid variable reference: Tham chiếu không hợp lệ tới biến. Bản thân biến được khai báo đúng kiểu con trỏ nhưng nội dung của nó không phải là địa chỉ. Thường gặp trong khi gọi một hàm kiểu một con trỏ nhưng quên dùng ký hiệu ^.

Lỗi 123. Too many symbols: Có quá nhiều ký hiệu. Chương trình có tổng số ký hiệu lớn hơn 64 KB. Cần chia thành những module nhỏ hơn nếu dịch trong chế độ { $ D + }.

Lỗi 124. Statement part too large: Phần lệnh toán tử quá lớn. Turbo Pascal dành khoảng 24 KB cho phần toán tử. Nếu phần này quá lớn thì nên cắt chúng thành nhiều thủ tục hoặc hàm. Nói chung một người lập trình tốt thường quan tâm đến tổ chức cấu trúc.

Lỗi 125. Module has no debug information: Trong module không có thông tin bắt lỗi do đó khi thực hiện chương trình đã dịch mà gặp lỗi Turbo bascal sẽ không chỉ ra được toán tử sinh lỗi. Nên dịch lại chương trình theo chế độ { $ D +} hoặc sử dụng mục COMPILER/FIND ERROR để tìm lỗi.

Lỗi 126. Files must be var parameters: Tham biến hình thức kiểu tệp trong thủ tục hoặc hàm phải được khai báo theo chế độ truyền theo biến (có tiếp đầu VAR).

Lỗi 127. Too many conditional symbols: Không đủ miền nhớ để xác định các ký hiệu điều kiện. Thử bỏ bớt một số ký hiệu hoặc giảm chiều dài của chúng.

Lỗi 128. Misplaced conditional directive: Thiếu các khai báo điều kiện, chanửg hạn trong chương trình có { $ ELSE }hoặc {$ ENDIF} nhưng lại không có { $ IFDEF }, {$IFNDEF } hoặc {WIFOPT }.

Lỗi 129. ENDIF directive missing: Thiếu khai báo Ơ $ENDIF}.

Lỗi 130. Error in inital conditonal defines: Định nghĩa điều kiện sai. Các điều kiện ban đầu đặt trong OPTIONS/COMPILER/CONDITIONAL DEFILES không đúng. Nếu viết nhiều điều kiện cần ngăn chúng bằng dấu chấm phảy.

Lỗi 131. Header does not match previous definitio: Phần đầu không phù hợp với khai báo trước đó. Có thể do các nguyên nhân sau: - Đầu của thủ tục và hàm của phần INTERFACE và phần IMPLEMENTATION không phù hợp với nhau. - Đầu của thủ tục và hàm khai báo trước (bằng từ chỉ thị FORWARD) không phù hợp với phần mô tả.

Lỗi 132. Criticaldisk error: Lỗi nặng về đĩa, thí dụ ở ổ đĩa chưa đóng hoặc chưa được lắp đĩa.

Lỗi 133. Can not evaluate this expression: không thể tính được gí trị của biểu thức, thí dụ CONTS C = SIN (2); sẽ sinh lỗi và khi khai báo hằng đã dùng hàm SIN.

Lỗi 134. Exprsseion incorrectly terminated: Biểu thức kết thúc sai.

Lỗi 135. Invalid format specifier: Dạng thức đặt tả sai.

Lỗi 136. Invalid inderect reference: Không sử dụng đúng phương thức truy nhập trực tiếp.

Lỗi 137. Structured variable arenot allowed here: Không được dùng biến cấu trúc ở đây. Lỗi phát sinh khi lập trình viên thực hiện các phép toán không được phép dùng cho các biến cấu trúc, thí dụ như nhân hai bản ghi.

Lỗi 138. Can not evaluate withut system unit: Cấm tính toán biểu thức khi chưa gọi module SYSTEM. Muốn làm điều này ta phải đưa module SYSTEM vào tệp TURBO.TPL.

Lỗi 139. Can not access this symbol: Không truy nhập được tới ký hiệu này.

Lỗi 140. Invalid floating-point operation: Sử dụng sai thao tác với số thực. Có thể xảy ra hiện tượng tràn ô nhớ (kết quả tính toán vượt quá khả năng biểu diễn của ô nhớ) hoặc phép chia cho số 0.

Lỗi 141. Can not compile overlay to memory: Không thể dịch overlay trên miền nhớ RAM (mà phải đặt chế độ dịch ra đĩa (Disk)).

Lỗi 142. Procedure or function variable expected: Cần sử dụng biến dạng thủ tục hoặc hàm. Tham biến hình thức của một thủ tục hoặc hàm có thể là một thủ tục hoặc hàm.

Lỗi hiện thực (của turbo pascal 5.x) Dạng thông báo Runtime error nnn at xxxx:yyyy Số hiệu lỗi

Địa chỉ nơi sinh lỗi:

Các lỗi có số liệu từ 1 .. 199 là lỗi vào ra

Các lỗi có số liệu từ 200 .. 255 là nỗi nặng. 1.

Lỗi vào - ra Khi gặp lỗi này nếu các phép toán (toán tử) vào ra được dịch trong chế độ { $I+} thì chương trình bị dừng. Ngược lại nếu đặt chỉ thị {$I-}thì chương trình tiếp tục thực hiện sau khi đã gửi số hiệu lỗi (ta còn gọi là mã lỗi) vào biến IORESUT (đây thực chất là một hàm).

Có thể phân loại lỗi mịn hơn như sau:
Mã lỗi 1 .. 199 là của DOS Mã lỗi 100 .. 149 lỗi vào ra
Mã lỗi 150 .. 199 lỗi nặng Mã lỗi 200 .. 255 lỗi rất nặng Chú ý: ngầm định thì chương trình luôn luôn được dịch trong chế độ {$I+}. Sau mỗi lần thực hiện một toán tử vào - ra nếu IORESULT = 0 chứng tỏ toán tử được thực hiện trọn vẹn, không sinh lỗi, ngược lại nếu IORESLT ¹ 0 chứng tỏ toán tử không được thực hiện trọn vẹn, đã có lỗi.
Thí dụ sau đây minh hoạ thủ tục bẫy lỗi để biết thực trạng của chương trình.
Thí dụ 1: nhận một tên tệp đưa vào biến tên tệp sau đó cho biết tệp có tên đã cho có tồn tại trong thư mục hiện có của đĩa hay không. Ta biết lệnh Reset(f) tìm và mở tệp f trên đĩa. Nếu không tìm được tệp với tên đã cho hệ thống sẽ thông báo lỗi và do đó IORESULT sẽ có giá trị (mã lỗi) khác 0. Như vậy, IORESULT = 0 cho biết tệp có tồn tại. Ta có chương trình tìm tệp sau đây: (* Chương trình tìm tệp.Pas *)
PROGRAM Timtep;
USES dos, crt;
VAR Tentep: string; f: File;
BEGIN
Write ('cho biết tên tệp cần tìm: '); Readln (tentep);
Assign (f, tentep);
{#I-} Reset (f);
{$I+}
IF IORESULT <> 0 THEN
Writeln ('khong thay tep', tentep)
ELSE
Writeln (' co tep', ten tep);
Readln
END.

Ta có mẫu chung để bẫy lỗi vào - ra như sau.
Giả sử ta cần thực hiện một thao tác vào - ra P nào đó.
Sau các bước chuẩn bị ta viết đoạn chương trình sau:
{$I-} (* bỏ chế độ bắt lỗi *) P; (* thực hiện thao tác vào - ra*)
{$I+} (* đặt lại chế độ bắt lỗi *)
IF IORESULT = 0 THEN (* thao tác P được thực hiện tốt *)
...
ELSE (* có lỗi khi thực hiện P *) ...

Sau đây là mã lỗi và nghĩa của lỗi:

Lỗi 1: File not found: Không thấy tệp. Lỗi phát sinh khi sử dụng các thủ tục RESET, APPEND, RENAME hoặc ERASE mà không tìm thấy tệp cần thao tác
3 Path not found: Không thấy đường dẫn. Lỗi xuất hiện khi: - Các thủ tục RESET, APPEND, RENAME hoặc ERASE không tìm được đường dẫn tới tệp cần thao tác. - Các thủ tục CHDIR, MKDIR, hoặc RMDIR nhận được tham trị sai về thư mục hoặc đường dẫn tới thư mục con cần sử lý.
4. Too many open files: mở quá nhiều tệp. Xuất hiện khi gọi các thủ tục RESET, REWRITE,hoặc APPEND. Để có thể tăng số lượng tệp cần mở hãy sửa hoặc thêm dòng FILES = xx Trong tệp CONFIG.SYS rồi khởi động lại máy.xx là khối lượng tối đa các tệp cần mở, thí dụ 20.
5. File access denied: Không được phép truy nhập tệp. Lỗi xuất hiện khi: Các thủ tục RESET và APPEND nhận được tham biến tệp ở chế độ chỉ được đọc trong khi tham biến FILEMODE lại được phép ghi. - Gọi thủ tục REWRITE khi thư mục đã đầy hoặc khi tham biến tệp được khai báo ở chế độ chỉ được đọc.
- Gọi thủ tục RENAME với tên tệp là tên thư mục hoặc tên tệp mới đã có trong thư mục.
- Gọi thủ tục ERASE với tên tệp là tên thư mục hoặc tham chiếu tới tệp chỉ được đọc. - Gọi thủ tục MKDIR với tên thư mục đã có hoặc tên thư mục đã đầy.
- Gọi thủ tục RMDIR với thư mục chưa rỗng hoặc sai đường dẫn.
- Gọi các thủ tục READ hoặc BLOCKREAD khi chưa mở tệp.
- Gọi các thủ tục WRITE hoặc BLOCKWRITE khi chưa mở tệp để ghi.
6. Invalid file handle: Kênh cho tệp chưa thông
12.Invalid file access code: Mã truy nhập tệp bị sai. Lỗi xuất hiện khi gọi các thủ tục RESET hoặc APPEND với tham biến FILEMODE chứa giá trị không chuẩn.
15. Invalid drive number: Số hiệu ổ đĩa bị sai. Xuất hiện khi gọi GETDIR.
16. Can not remove current directory: Không được xoá thư mục hiện hành. Xuất hiện khi gọi RMDIR với thư mục đang mở.
17. Cannot renameacross drives: Không được đổi tên với hai ổ đĩa khác nhau. Xuất hiện khi gọi RENAME với hai tệp nằm ở hai ổ đĩa khác nhau.
100. Disk read error: Lỗi đọc đĩa. Xuất hiện khi gọi READ từ tệp định kiểu để đọc khi tệp đã được duyệt hết.
101. Disk write error: Lỗi viết vào đĩa. Xuất hiện khi gọi close, write, writel hoặc flush với đĩa đầy.
102. File not assigned: Chưa gán tên cho tệp bằng thủ tục ASSIGN mà đã gọi các thủ tục RESET, REWRITE, APPEND, RENAME hoặc ERASE.
103. File not open: Tệp chưa mở. Xuất hiện khi gọi close, rean, write, seek, eof, fileposfilesize, flush, blockread, blockwrite với tệp chưa được mở
104. File not open for input: Tệp chưa được mở để đọc. Xuất hiện khi gọi READ, READLN, EOF, EOLN. SEEKEOF, hoặc SEEKEOLN với tệp văn bản (kiểu text) chưa được mở để đọc.
105. File not open for output: Tệp chưa được mở để ghi. Xuất hiện khi gọi WRITE hoặc WRITEL với tệp văn bản chưa được mở để ghi
106. Invalid numeric format: Dạng số sai. Xuất hiện khi gọi READ hoặc READLN một số từ tệp văn bản.
150. Disk is write protected: Đĩa chống ghi. Lỗ chống ghi ở đĩa bị che kín.
151. Unknown unit: Module lạ
152. Drive not ready: ổ đĩa chưa sẵn sàng.
153. Unknown command: Lệnh lạ.
154. ARC error in data (Cycle Redundant Code -): Lỗi ở dữ liệu ban đầu.
155 Bad drive requiest structure legth: Chiều dài cấu trúc đĩa không đúng.
156. Disk seek error: Đầu - đọc ghi ở chỗ đĩa bị đặt sai
157. Unkown media type: Kiểu vật mang (tin) không rõ
158. Sector not found: Không tìm được Sector của đĩa.
159. Printer out of paper: hết giấy in ở máy in
160. Device write fault: Lỗi khi dùng thiết bị ghi
161. Device read fault: lỗi khi dùng thiết bị đọc
162 Hardware failure: Có sự cố phần cứng.

2. Các lỗi rất nặng:
200 Division by zero: chia cho số 0.
201 Range chek error: Lỗi kiểm tra giới hạn.
202 Stack overflow error: Ngăn xếp đầy.Khi chương trình thực hiện cần có vùng nhớ để tổ chức biến động và gọi các thủ tục và hàm. Vùng nhớ này được tổ chức theo nguyên tắc ngăn xếp.
Nếu thiểu chỗ thì sinh lỗi 202. 203 heap overflow error: Chùm đầu. Khi chương trình thực hiện cần cấp phát vùng nhớ động cho các thủ tục new hoặc getmem. Các vùng nhớ này được quản lý theo nguyên tắc chùm (như bộ rễ của một cây).
Nếu thiếu chỗ sẽ sinh lỗi 203. 204 Invalid pointer operation: Thao tác con trỏ không đúng. Lỗi xuất hiện khi gọi DISPOSE hoặc FREEMEM với giá trị NIL hoặc với địa chỉ nằm ngoài giới hạn dành cho phần bộ nhớ thao tác.
205. Floating point overflow: Toàn giá trị thực (real)
206. Floating point underflow: Lệch hãng ở giá trị thực (Real). Lỗi này xuất hiện khi sử dụng các bộ đồng xử lý loại 8087/80287/80387 207 Invalid floatingpoint operation: Thao tác sai với các giá trị thực (Real). Lỗi xuất hiện trong các trường hợp:
- Tham trị của các hàm TRUNC hoặc ROUND không thể biến đổi được trong phạm vi của kiểu LONGINT (từ -2147483648 đến +2147483647)
- hàm lấy căn bậc 2 SQRT có tham trị âm
- Hàm logarit LN chứa tham trị không dương
- Ngăn xếp của bộ đồng xử lý bị tràn.

208 Overlay manager not installed: Chưa đặt phần hệ điều khiển Overlay. Thường là thiếu thủ tục OVRINIT (khởi tạo - đặt chế độ Overlay) hoặc thủ tục này không được thực hiện đầy đủ.
209 Overlay file read error: Lỗi khi đọc tệp overlay.
linhtv
linhtv

Tổng số bài gửi : 16
Join date : 01/06/2009
Age : 46
Đến từ : Ninh Thuận

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết